DIEN DAN LOP 12A19 THPT PHAN CHAU TRINH TP DA NANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 8:50 pm by mycaphe111

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 8:49 pm by mycaphe111

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 5:52 pm by muadong

» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 5:52 pm by muadong

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 5:50 pm by muaha

Dang ki forum
Free forum hosting
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Link lien ket
ĐIÊM THI ĐHhttp://diemthi1.24h.com.vn/index.php
Chợ điện tử
xem boi

Myspace Love Calculator at WishAFriend.com
hỗ trợ trực tuyến
Hi5
tim kiem web
Search for:
Search from: 
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of DIEN DAN LOP 12A19 THPT PHAN CHAU TRINH TP DA NANG on your social bookmarking website


vo thuat viet nam

Go down

vo thuat viet nam Empty vo thuat viet nam

Bài gửi  Admin Fri May 30, 2008 2:53 pm

Tới đây, mời học giả thực hành theo lời chỉ dẫn để được như ý:



CHUẨN BỊ:

Trước khi khởi sự, học giả dùng phép Phu Tọa Điều Tức trong 15 phút hay ít ra cũng 5 phút để đuổi hết trọc khí trong người, đồng thời làm điều hòa máu huyết cùng thần kinh. Kế đến, đứng lên hai tay buông xuôi hai bên thân mình, hai bàn chân song song và cách nhau một khoảng nhỏ hơn một vai (đứng hai bàn chân khít nhau rồi mở hai mũi bàn chân tận lực về hai bên, xong mở hai gót chân ra cho hai bàn chân song song nhau thời đúng cách đứng cho bài tập 12 động tác này), mắt nhìn thẳng và ngang bằng về hướng xa thẳm chân trời, thân mình trống không thành một khối tự nhiên.
(Xem Hình 10)


1. PHÉP TẬP THỨ NHỨT

Khi chuẩn bị xong, mắt nhìn thẳng hư vô không nháy mắt, hai bàn tay từ từ cất lên cho ngang bằng mặt đất (song song với mặt đất), mũi hai bàn tay hướng về trước, hai ngón cái khít vào bốn ngón kia.

· Hai cùi chỏ co từ từ lên cho hai bàn tay cao dưới thắt lưng một chút (chừng 5 đến 10 phân tây), trong khi nâng hai bàn tay lên khí lực chuyển xuống hai bàn tay như dùng hai bàn tay áp lên mặt ghế để đu người lên vậy.

· Kế vận khí lực vào các đầu ngón tay bằng cách cất mũi bàn tay lên trong khi chưởng căn (gốc bàn tay chỗ cổ tay và bàn tay giáp nhau) cố đè xuống. Các ngón tay phải giữ thẳng không co cong lại, phần cánh tay không lay động. Khi cất mũi bàn tay lên tới chỗ không thể cất cao hơn được nữa thời vận toàn bộ khí lực vào trong 10 giây đồng hồ xong từ từ buông lỏng các ngón tay rồi từ từ hạ bàn tay xuống ngang bằng với mặt đất như động tác 1 gọi là thâu hồi khí lực về Đan điền. Làm động tác cất bàn tay lên hạ bàn tay xuống như trên gọi là một lần. Rồi tiếp đến vận khí ra 10 đầu ngón tay, cất bàn tay lên, ngừng lại, xã khí, hạ bàn tay xuống ngang bằng khí tụ ở chưởng căn. Làm 18 lần, xong buông lỏng toàn bộ khí lực như động tác chuẩn bị, hoặc bước đi thong thả trong 3 phút (đối với người yếu phải 10 phút) trước khi tập phép kế tiếp.

Người ta còn gọi phép tập trên là Hỗn Nguyên Nhất Khí Công (H.N.N.K.C.), nghĩa là phép tập cho Tinh Khí Thần hợp nhất, nguyên tắc có dị đồng với Hỗn Nguyên Chưởng Công trong Thiết Sa Chưởng, nhưng phần thành công ở phương pháp nầy (H.N.N.K.C.) tăng tiến vượt hơn. Một điều nên nhớ là trong lúc cất bàn tay lên và hạ bàn tay xuống, khí lực phải lưu thông liên tục không dứt trong cánh tay, bàn tay và các ngón tay, khi xã thì khí lực cũng tụ lại gốc bàn tay chớ không thu hết về đan điền. Chỉ khi tập hết 18 lần mới thu lại toàn bộ khí lực. Nếu không làm đúng nguyên tắc thì không có kết quả. Nên biết thêm là khi cử động bàn tay cũng như buông bàn tay ra đều thấy mỏi các gân trên lưng bàn tay và các bắp thịt phía ngoài cánh tay thời đứng mà không thấy mỏi là sai.

Công dụng: Phép thứ nhất nầy chủ vận khí lưu thông từ đan điền ra các đầu ngón tay, nói cách khác là vận khí cho đả thông kinh mạch hai cánh tay gồm: Phế Kinh, Tâm Kinh, Tâm Bào Lạc, Tam Tiêu và Đại Trường Kinh. Huyệt đầu ngón thuộc các kinh là Thiếu Dương thuộc ngón cái, Thương Dương ngón trỏ, Trung Xung ngón giữa, Quan Xung áp út và Thiếu Xung thuộc đầu ngón út.

Trên đây soạn giả nói ra để học giả biết cái dụng của phép luyện vậy thôi chớ không đủ giấy để giảng rõ hơn về kinh mạch, mà học giả khi luyện cũng đừng quan tâm đến các danh từ mà nên chỉ quán tới dòng khí lực đang đổ tới 10 đầu ngón tay là đủ. Kỳ dư các phần khác có thể biên thư cho soạn giả khi đã thành công.

2. PHÉP TẬP THỨ NHÌ

Đứng thẳng người, mắt hơi nhắm lại, tập trung tư tưởng cho đầu óc trống không, hai hàm răng ngậm kín, đầu lưỡi để chỗ tiếp giáp hai hàm răng cửa, hơi thở đều…hai nắm tay được nắm lỏng để hai bên đùi.



Đoạn đưa hai nắm tay vào phía trước hai đùi (sát đùi nhưng không chạm đùi) hai ngón cái đối diện nhau, như hình 13.

Dồn khí lực vào ngón cái, từ từ cất hai ngón cái lên cao đến khi hết sức cao thì dừng lại 10 giây, kế buông lơi sức cho ngón cái hạ trở về vị trí ban đầu.

Điều cần chú ý là khi ngón tay cái cất cao lên thì bốn ngón của mỗi bàn tay cũng cố sức nắm chặt lại, sức lực tích tụ trong lòng nắm tay hơn là ngón tay cái. Khi nắm chặt thời khí từ đan điền chạy đến nắm tay, khi mở lỏng nắm tay thời khí chạy về Đan điền. Một nắm chặt rồi mở lỏng gọi là một lần. Làm cả thảy 18 lần, xong nghỉ 3 phút trước khi tập phép kế tiếp.

Nên nhớ là khi vận khí mở, nắm nắm tay, trí tưởng phải tập trung khí lực vận xã nhịp nhàng lien tục, mà chỉ các ngón tay cử động mà thôi, còn các phần khác tuyệt nhiên không được cử động.

3. PHÉP TẬP THỨ BA

Đứng thẳng người, hai tay buông xuôi theo hai bên đùi, ngón nằm giữa các ngón của bàn tay nắm lại (nắm lỏng thôi), mắt nhìn thẳng tới trước và mở to hết sức, trong lúc đan điền trầm khí cho mông trĩu vững tấn bộ.

- Dồn khí từ Đan điền tới bàn tay, rồi nắm chặt nắm tay lại, dồn khí lực toàn bộ xuống nắm tay làm thành hai cánh tay thẳng xuống mặt đất như hai tay xách hai thùng nước nặng hết sức nặng vậy; tức cùi chỏ thẳng băng với cánh tay ngoài, trong. Giữ trạng thái nặng tối đa nầy trong 10 giây đồng hồ, rồi từ từ thu toàn bộ khí lực trở về Đan điền, các ngón nới lỏng ra, hai cánh tay cũng trở về vị trí cũ. Tập 18 lần. Lúc duỗi tay nghe hơi đau, rêm các gân thịt ở phần trước cùi chỏ thì đúng. Nghỉ 3 phút trước khi học phép kế tiếp.






4. PHÉP TẬP THỨ TƯ

Đứng thẳng người, hơi thở điều hòa, dồn khí xuống cho hạ bàn vững chắc, hai nắm tay để úp hai bên đùi, mắt nhìn thẳng hư vô.






· Từ từ đưa hai cánh tay thẳng lên phía trước song song ngang bằng nhau, cùng lúc, khoảng cách hai nắm tay bằng vai, hai lòng nắm tay đối nhau, nghĩa là hổ khẩu hướng lên trời.

· Sức từ Đan điền vận tới hai nắm tay, nắm chặt như khối sắt, đoạn vận hết khí lực vào các ngón tay vừa mở (duỗi) thẳng các ngón tay tới khi chúng thẳng tới trước (các ngón khít nhau. Ngưng thần giữ lực ở đây 10 giây đồng hồ rồi từ từ thu khí trở lại Đan điền, bàn tay nới lỏng, rồi kế nắm lại nhẹ nhàng như hình 16.

· Tập 18 lần, đoạn nghĩ 3 phút trước khi tập phép kế tiếp.

Tập phép nầy nếu thấy mỏi ran các bắp thị hổ khẩu, các lóng tay, bắp tay thời mới đúng. Và quan trọng hơn hết trong phép nầy là khi nắm, duỗi hay nắm tay không được giao động sang bên trái hoặc bên phải vì như thế khí lực phân tán không tập trung được vào các đầu ngón tay.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 144
Age : 36
Đến từ : Da Nang
Registration date : 26/05/2008

https://a19pro.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết