DIEN DAN LOP 12A19 THPT PHAN CHAU TRINH TP DA NANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 8:50 pm by mycaphe111

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 8:49 pm by mycaphe111

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 5:52 pm by muadong

» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 5:52 pm by muadong

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
vo thuat viet nam EmptySat Jan 04, 2014 5:50 pm by muaha

Dang ki forum
Free forum hosting
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Link lien ket
ĐIÊM THI ĐHhttp://diemthi1.24h.com.vn/index.php
Chợ điện tử
xem boi

Myspace Love Calculator at WishAFriend.com
hỗ trợ trực tuyến
Hi5
tim kiem web
Search for:
Search from: 
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of DIEN DAN LOP 12A19 THPT PHAN CHAU TRINH TP DA NANG on your social bookmarking website


vo thuat viet nam

Go down

vo thuat viet nam Empty vo thuat viet nam

Bài gửi  Admin Fri May 30, 2008 2:43 pm

Basketball B. VÒNG CHÂU THIÊN TRÊN HAI KINH NHÂM ĐỐC:

Học Nội Công lấy Phu tọa điều tức làm căn bản, kế đến mới học cách vận hành khí lực phát ra mọi phần trong cơ thể. Thứ đến học cách phát lực đối địch người ngoài. Ấy là BA giai đoạn tuần tự nhi tiến không có cách nào khác hơn được, mà có ai làm khác tất là không đúng phương pháp chánh tông của Thiếu Lâm.

Nhưng cho đến nay, nhiều sách vở, tài liệu của nhiều bang phái bên Hồng Kông, Đài Loan, v..v… đều viết về Nội công một cách mơ hồ làm học viên tự luyện không có cách nào thành tựu được dù chịu khó bỏ công tu luyện. Tệ tác giả không rõ các cao sư tác giả hải ngoại có ý dấu diếm hay vô tình không nêu rõ một phương pháp luyện tập cho hậu học có đường lối nương theo. Còn như các danh sư ở xứa Giao Chỉ ta thì có biệt lệ là Tâm truyền hoặc giả Bí truyền cho vài đồ đệ thân tín nhất theo phương pháp riêng biệt không có sách vở nên chi cho đến nay vấn đề cũng chưa được khai sáng mà chỉ nghe nói suông mà thôi.

Vậy từ nay môn sinh độc giả hậu học đệ tử không phải tìm kiếm đâu xa, mà ở đây tác giả đã trình bày đầy đủ cách thức rèn luyện thành công, và khi thành công rồi thì cũng làm thầy giảng dạy để người khác làm được như chính mình. Làm công việc nầy, môn sinh đệ tử độc giả học viên cám ơn thì tác giả cũng có chút vui, còn các bậc Võ sư cổ lậu sợ người khác (hậu sinh) biết phương pháp sẽ luyện hơn mình mà trách cứ thì tôi cũng xin đành làm ngơ. Có điều xin cùng thưa với các vị là cái tinh thần ích kỷ xưa cổ ấy các nước văn minh người ta đã vứt vỏ cả trăm năm rồi nên chi dân tộc người ta tiến bộ, mức sống người ta cao, đời người ta vui tươi hạnh phúc, còn như quý vị thì mãi co ro dấu diếm cái hiểu biết nhỏ nhen của mình nên suốt đời vẫn khổ. Tội nghiệp! Tội nghiệp! Tre già măng mọc là lẽ dương nhiên, hậu sinh hay hơn tiền bối là điều đáng mừng và cũng không ngoài luật tiến hóa của thiên nhiên. Xin quý vị bình tâm suy nghĩ.

Ba giai đoạn tuần tự nhi tiến trong việc tu rèn Nội Công Thiếu Lâm Tự thì việc điều tức là khởi đầu việc này tác giả diễn tả tỉ mỉ trong chương thứ hai (II). Khi đã thực hành được phép thở đúng sách thì học cách đưa hơi thở (khí) đến các bộ phận trong người sẽ học ở chương ba (III) v..v…. Ở đây nên hiểu rõ Vòng Châu Thiên là đường sẽ dẫn khí lực đi qua trong phép điều tức mà từ sơ khởi (sơ học) đến lúc đại thành cũng cần dùng đến. Nếu không phải võ gia, người phàm luyện nội phần này cũng thành trường sinh vô bệnh hạnh phúc vô biên rồi vậy. Nhưng có điều muốn luyện thành thì phải hiểu rõ mới luyện được. Độc giả nên ghi nhớ.



VÒNG CHÂU THIÊN:

Nếu định nghĩa Vòng Châu Thiên thì có khi dùng chữ nghĩa làm lệch trí của độc giả, thế nên hiểu và hình dung Vòng Châu Thiên là một vòng hình bầu dục trên đó có một khởi điểm hữu hình tiếp nhận khí trời mà cũng là chung điểm hoàn trả khí đã xài rồi cho thiên nhiên. Trên đường vòng hình bầu dục có nhiều trạm (huyệt) để khí nghỉ ngơi tiêu tán, chỗ lớn chỗ nhỏ không đều, nhiệm vụ và công ích của mỗi trạm cũng khác nhau, nhưng chung qui đơn giản là nơi kiểm nhận khí có đi qua vậy thôi.

Căn cứ theo Y học Đông Phương 5.000 năm (Nội Công là môn học có tính cách Y học hơn là võ thuật, nhưng về sau các võ gia phối hợp được với Võ thuật thành ra hiệu dụng của võ thuật mới thành môn học lợi ích Tâm Sinh Lý siêu đẳng, giúp phàm nhân trường sinh hạnh phúc, bậc chân tu đạo thành).

Nhìn trên hình bầu dục, chỗ có vòng tròn nhỏ đánh dấu mở tức là MŨI (nơi khí trời chui vào và thoát ra) rồi đi xuống dần theo từng chặn một là Yết hầu, Cữu vĩ, Đan điền, chót hết là Hội âm, và kế đó là Trương cường, đi dần lên là Mạng môn, khúc giữa so với bên phải thì thấp hơn gặp trạm Linh đài, kế trên Thần đạo, lên thêm ngang Yết hầu là Đại truy, ngang mũi là Á môn, lên thêm là Phong phủ, Não bộ. Trên đỉnh cao tận cùng đối với Trương cường là Bá hội, rồi lần về nửa vòng trước là ấn đường xuống thêm là tới mũi…

Cứ khởi sự, mắt học viên môn sinh dò theo mũi tên từ chữ MŨI xuống dần tới tận Trương Cường rồi lộn lên tới Bá Hội lại vòng xuống MŨI. Nhớ rõ từng nơi từng trạm và tên trạm (huyệt) trên vòng Châu thiên. Mắt dò đi thật chậm trong khi chiếu mắt trên đường vòng thì không thấy chi khác ngoài đường chỉ nhỏ xíu, hễ mắt dò tới trạm nào thì mắt chỉ thấy trạm đó với cái tên của nó mà thôi, dần dần mà dò cho đủ vòng thì ngưng lại một hai giây đồng hồ để nháy mắt rồi lại tiếp tục dò xuống, v…v…

Nếu học viên không thể chuyên chú được thì dùng cây viết hay cành cây, que diêm, v..v... vạch theo Vòng Châu Thiên cũng từ từ…

Khi nào đạt thành kết quả không cần có Vòng Châu Thiên trước mắt mà tưởng tượng vẫn thấy được và dùng tư tưởng dẫn mắt đi từ từ trên Vòng Châu Thiên được thì bắt đầu dò Vòng Châu Thiên trên thân thể của chính mình (học viên). Khi nào xác nhận đúng mọi chi tiết trên Vòng Châu Thiên trên thân thể thì có thể bắt đầu tập Điều tức được rồi vậy.

Trước khi dẫn ý, lấy mắt dò lên đường châu thiên thân thể phải biết rành về hai Kinh NHÂM KINH và ĐỐC KINH, tức là hai nửa Vòng Châu Thiên trên thân thể.

NHÂM KINH

Ở đây chúng ta không cần hiểu nhiều quá về cách cấu tạo Kinh Lạc trong thân thể con người mà chỉ cần học hiểu về hai Kinh Nhâm Đốc là đủ để áp dụng công thức luyện nội công. Nhưng tưởng cũng cần biết sơ Kinh, Mạch, Lạc là những gì để dễ bề nhận định cũng như thu thập những bài học trong tương lai về cơ thể thuộc môn học Nội Công. KINH là những đường dây nối liền những điểm cảm ứng (huyệt) nầy đến những điểm cảm ứng khác trong châu thân theo một đường dọc.

LẠC là những đường nối ngang từ KINH nầy sang KINH khác, lẽ tất nhiên Lạc là những đường Kinh nhỏ nếu so với sông ngòi thì kinh là sông mà Lạc là rạch, suối. Có điều là KINH thì chạy theo hang dọc còn LẠC thì chạy theo hàng ngang để nối liền các KINH với nhau.

MẠCH là những ống dẫn HUYẾT từ TIM chạy ra khắp châu thân và ngược lại. MẠCH có hai loại ĐỘNG và TĨNH, nói nôm na là GÂN MÁU. Đặc biệt là khoa COI MẠCH của Đông Phương chỉ lấy 3 ngón tay để nhẹ lên cổ tay bệnh nhân là biết được Thịnh Suy của cơ thể cùng các bệnh trạng Tâm Sinh Lý, kể cũng thật là tài tình vậy. Mà thật vậy, khoa xem mạch trị liệu Đông Phương của Ông Bà xưa thật là vi diệu. Người thầy thuốc đúng nghĩ gọi là Lương Y thì mới thể hiện được khoa học kỳ diệu nầy.

HUYỆT là chỗ cảm có cảm ứng hiện lên da trên thân thể, mỗi chỗ đều có liên quan với một hay nhiều cơ quan trong người như LỤC PHỦ, NGŨ TẠNG. Những chỗ cảm ứng đó được đường dây nối liền với nhau trên đường dọc thì dây đó gọi là Kinh, mà nối ngang gọi là Lạc. Điểm cảm ứng (biết đau, tê, v..v… nhạy) gọi là huyệt. Huyệt không nhất thiết nằm gần trên da, có khi ẩn sâu dưới da trong gân thịt, muốn chạm đến để gây phản ứng phải hội đủ điều kiện về vận tốc và sức nặng (mạnh) trên diện tích để đủ sức làm rung động. Do đó, học HUYỆT thì dễ mà học ĐIỂM HUYỆT hại người không dễ. (XEM CUỐN ĐIỂM HUYỆT VÀ GIẢI HUYỆT CÙNG TÁC GIẢ SẮP IN). Ngoài ra các Huyệt còn (tùy theo huyệt) là chỗ Thần Khí giao nhau để điều hòa cơ thể làm trí tuệ Thông linh, Đạo Tâm khai mở như Huyệt Bá Hội trên đỉnh đầu. Trong cơ thể có 14 KINH biểu diễn và điều hòa mọi biến động về Thịnh Suy của con người. Sau đây ta chỉ học hai Kinh có liên hệ mật thiết hơn hết trong việc rèn luyện Nội Công mà thôi.

Nhâm KINH là đường Kinh nối liền từ chỗ hõm dưới giữa Cằm giữa lằn chỉ từ Dịch hoàn (biều dái, nếu phái nữ thì chót Âm vật) đến Hậu môn (Lỗ đít). Khoa Huyệt học kể huyệt từ dưới lên chạy dài theo đường chỉ phân chia bán phần cơ thể trước bụng (theo lằn lông bụng ngực chỉ dịch hoàn, âm vật lên đến dưới Cằm) gồm 24 Huyệt:

1) Hội âm 2) Khúc cốt 3) Trung Cực 4) Đan điền hay Quang Nguyên 5) Thạch môn 6) Khí hải 7) Âm giao Cool Thần khuyết 9) Thủy phần 10) Hạ uyển 11) Kiên lý 12) Trung uyển 13) Thượng uyển 14) Cự khuyết 15) Cửu vĩ 16) Trung đình 17) Chien trung 18) Ngọc đường 19) Tử cung 20) Hoa cái 21) Triền cơ 22) thiên độc 23) Liêm tuyền 24) Thừa tương.

ĐỐC KINH là đường kính chạy từ đỉnh xương cùn (huyệt Hải để hay Trương cường) lên đến đỉnh đầu trổ ra trước mặt vượt qua huyệt Toàn trúc hay Mi tâm (huyệt nầy thuộc Túc Thái dương Bàng quang kinh chớ không phải thuộc Đốc Kinh nhưng nó nằm chính giữa đường ranh của chân mày nếu dùng ngón tay luyện Thiết sa chưởng hay Nhất chỉ thiền hoặc đầu ngón tay co lại thành ngón tay quỉ mà diểm nhằm thì chỗ bị diểm nổi lên một cục tròn bằng ngón tay cái màu xanh tím như cục bứu huyết, nạn nhân xây xẩm mặt mày ngã ra bất tỉnh. Trường hợp chậm trễ trong việc chữa chạy tất tánh mạng khó bảo toàn. Đây là một trọng huyệt chớ không phải tầm thường. Xin xem cuốn Điểm và Giải Huyệt cùng tác giả sẽ rõ hơn) đến trước rãnh dưới đầu mũi tới nướu răng hàm trên ngay lằn chỉ.

Tổng cộng là 28 Huyệt: 1) Trương cường hay Hải để 2) Yêu du 3) Dương quan 4) Mạng môn 5) Huyền xu 6) Tích trung 7) Trung xu Cool Cân súc 9) Chí dương- có sách viết là Chí đường 10) Linh đài 11) Thần đạo 12) Thân trụ 13) Đào tạo 14) Đại truy – có sách viết Đại chùy 15) Á môn 16) Phong phủ 17) Não hô 18) Cường gian 19) Hậu đãnh 20) Bá hội 21) Tiền đãnh 22) Tính hội – có sách viết Đỉnh hội 23) Thượng tinh 24) Thần đình 25) Tố liêu 26) Thủy cấu hay Nhân trung huyệt là danh từ quen gọi của giới nghề võ 27) Đài đoan 28) Ngân giao.


Các tên và chi tiết của hai Kinh trên đây độc giả học viên không cần nhớ hết mà chỉ ghi nhận đại khái, và chỉ nên nhớ những huyệt có ghi trong vòng Châu thiên thuộc Hình 5 để dẫn khí lực khi tập điều tức. Quý vị học viên xem tiếp Cách Phu tọa và Điều tức ở Chương Thứ II.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 144
Age : 36
Đến từ : Da Nang
Registration date : 26/05/2008

https://a19pro.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết