Latest topics
Tìm kiếm
Hi5
tim kiem web
Social bookmarking
Bookmark and share the address of DIEN DAN LOP 12A19 THPT PHAN CHAU TRINH TP DA NANG on your social bookmarking website
vo thuat viet nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
vo thuat viet nam
BÀI TẬP NỘI CÔNG THỨ NHÌ
Chương nầy trình bày 12 phép luyện nội lực chân chánh, là phép tập căn bản để dẫn khí đã tích tụ được trong vực đan điền ra đến các phần trong cơ thể. Nói là giai đoạn hai thật đúng với công năng của bài học. Nếu chưa biết cách Phu Tọa, Điều Tức thời có tập bài nầy cũng hóa trò chơi, khó mong thành tụ. Do vậy, bài tập nầy chỉ được tập đến sau khi đã biết Thố Nạp khí lực, dẫn lưu chân khí trong hai đạo kinh lớn là Nhâm và Đốc.
Còn về công dụng của 12 phép nầy thì ví như người tạc tượng, hễ thợ tạc cái tay khi thành thời thấy đó là tay, khi tạc thành mặt thì thấy quả là mặt, v…v… còn như 12 phép tập thời tập phép nào thì chỉ được lợi về phương diện cho một phần cơ thể được vận dụng đến, chỉ trừ một hai phép có liên quan đến toàn thân. Bởi quan niệm được rõ ràng như thế thời học viên mới tiến bộ được mau chóng. Nói rõ thêm, khi học giả học đến động tác chủ dồn khí lực ra đầu ngón tay thời phải chủ tâm quán tưởng thấy khí tụ đến đầu ngón tay, kỳ dư không thấy khí đến chỗ khác. Nghĩa là trong làn da thớ thịt của mình như có con mắt của mình ngầm chạy theo để thấy luồng nội khí luân lưu theo chủ định của trí não. Làm được như thế, cộng làm đúng phương pháp thì sức mạnh tăng tiến thấy rõ trong một thời gian ngắn. Và khi tập được một năm trở lên thời coi như thử thấp, hàn nhiệt của mọi thời tiết không thể làm hại đến sức khỏe của học giả được, chưa kể đến sức mạnh tăng tiến hơn ngày chưa học có đến gấp mười hay hơn nữa.
Nên biết thêm đây là 12 phép tập vận chuyển nội lực căn bản nên có thể nói là các TỬ BỘ, mặc dù khi tập thấy thân tâm lưu loát lạ thường, nhưng vì chỗ dù tập thành công, có sức mà vẫn chưa tự ý đánh trúng đối thủ để gây thương vong nên gọi danh từ như trên. Khi tập thuần thục Bài Tập Hai nầy phải tập thêm Bài Thứ Ba để áp dụng sở học một cách linh hoạt hữu hiệu được. Thế nên, Bài Tập Ba được gọi là HOẠT BỘ. Có nghĩa là nhờ bài hai mà có sức mạnh, nhờ bài ba mà dồn sức đánh trúng người, nếu chỉ tập bài hai thì lâm địch Ý tới tức Lực tới nhưng Quyền chưa tới, thêm bài ba thời Ý tới, tức thời Lực tới mà Quyền cũng đã tới kịp với Ý rồi. Như vậy thì gọi là vẹn toàn.
Ngoài phần hữu ích xây dựng như trên, phương pháp nầy còn cho phép học viên khoa trương những thành tích cường kiện của thân thể ví như các hình ảnh biểu diễn trong sách nầy đã cho học viên, học giả thấy cái kết quả của môn học đã làm cho cơ thể con người vốn quá yếu đuối đã trở nên sắt thép đến nỗi xe hơi nặng nề cán qua mình mà vẫn không bị thương tổn nào. Tưởng những công phu mà soạn giả biểu diễn cho môn sinh võ lâm xem và in trong sách nầy không lấy chi làm cao minh cho lắm. Hiện nay trên thế giới cũng có vài người làm được. Mà một điều đáng nói ra là soạn giả không mất nhiều thời gian để thành tựu giai đoạn tạo dựng sức mạnh kỳ diệu nầy. Suy từ cá nhân thời bất kỳ ai trong quý học giả cũng với thời gian đều có thể làm được như soạn giả. Còn như quý vị huấn luyện viên, môn sinh mọi môn phái có trình độ cở Đệ Tam Đẳng Huyền Đai trở lên (công phu tập luyện từ 10 năm trở lên) nếu có soạn giả chỉ điểm thời chắc chắn kết quả mau chóng lắm. Các vị võ gia đã giỏi quyền thuật mà thêm được nội lực chân chính nầy thời như cọp thêm cánh thật là điều hay lớn vậy. Soạn giả nghĩ không ai hoàn toàn, như quý vị có đến tham khảo nơi soạn giả thời giống như trong vườn hoa của quý vị đầy những hoa đẹp, nhưng nay thêm được một khóm hoa lạ thời thiết nghĩ cũng chỉ thêm phần tươi thắm mà thôi, chẳng có chi là điều không phải. Còn việc tới lui tham khảo với soạn giả thời phi chính tự học giả nói ra thôi, còn ngoài ra không ai biết đến bao giờ.
Nói dài dòng công dụng, lợi ích v…v… về phương pháp thời chẳng bao giờ nói hết được vì công phu nội công giống như kho tiền vô tận, hễ đã có rồi thời tùy ý mà xài, mua sắm…hoặc làm việc gì cũng thỏa thích.
Một điều soạn giả nói thêm để học giả rõ, riêng bài học thứ hai này nhiều sách còn gọi là DỊCH CÂN PHÁP, tức phương pháp luyện tập cho thay đổi gân, làm từ yếu thành mạnh, v...v… tưởng danh từ trên cũng không sai cho lắm, nhưng có điều không đủ tích chứa ý nghĩa thâm trọng của phương pháp mà thôi. Nhưng mà, dù tên gì do người xưa chép lại, lưu truyền, cũng đều có chỗ khả úy, có điều phương pháp vẫn là phương pháp tuyệt diệu, vì ai có tâm chí cầu học thời đều được toại nguyện.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
Sat Jan 04, 2014 8:50 pm by mycaphe111
» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
Sat Jan 04, 2014 8:49 pm by mycaphe111
» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
Sat Jan 04, 2014 5:52 pm by muadong
» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
Sat Jan 04, 2014 5:52 pm by muadong
» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
Sat Jan 04, 2014 5:50 pm by muaha